Văn hóa - du lịch Đông_Tiến,_Đông_Sơn

Di chỉ khảo cổ

Di chỉ Đồng Ngầm: Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1974, tại thôn Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Di chỉ rộng 36.000 m², các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật với diện tích 16 m². Tầng văn hoá dày 1,60 m, chia làm 2 lớp trên và dưới đều nhau. Hiện vật có 23 đồ đá như rìu tứ giác, chày nghiền, đục, mảnh vòng; 17 đồ đồng như: rìu, khuyên tai, bao tay, vòng, giáo minh khí, mảnh thạp. Phát hiện mộ vò 2 nồi úp nhau đồ tuỳ táng là đồ đồng. Vừa là nơi cư trú vừa mộ táng, từ hậu kỳ đá mới đến kim khí. Di chỉ có niên đại thuộc văn hoá khảo cổ học Đông Sơn.

Di chỉ Đồng Vừng: Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1975, tại thôn Nhuận Thạch. Di chỉ rộng 1 vạn m², đào thám sát 36 m², tầng văn hoá dày từ 0,40 m đến 0,80 m chia làm 2 lớp. Hiện vật có: đồ đá như rìu tứ diện, khuyên tai; đồ đồng có dao găm; đồ gốm có rất nhiều, đặc biệt là hơn 1 vạn mảnh gốm có hoa văn trang trí giống phong cách gốm Đồng Đậu. Di chỉ thuộc văn hoá đầu thời đại đồ đồng và kéo dài đến trước và sau công nguyên.

Di tích lịch sử

  • Đền thờ và lăng mộ Thiều Thốn: nằm dưới chân núi Chiểu. Thiều Thốn là Phò Kỳ lang chức vụ Phòng ngự xứ Lạng Sơn đời Trần, rất được tướng sĩ dưới trướng yêu mến. Đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia[3]
  • Nghè Tam Tổng thờ tướng quân Thiều Thốn

Thắng cảnh

  • Núi Chiểu hay còn gọi là núi Nhuận Thạch hay Bạch Thạch, hình con ngựa thuộc địa phận làng Thọ Sơn, nay là làng Nhuận Thạch. Núi có hai ngọn, chất đá cứng rắn, sắc đá trắng tinh nên còn gọi là Bạch Thông, dưới núi có mộ Thiều Thốn. Đã được xếp hạng cấp quốc gia[3]
  • Núi Đào: Đã được xếp hạng cấp quốc gia.[3]